Giấy vận chuyển hàng hóa

Vận tải hàng hóa là một trong những ngành nghề kinh doanh đang rất phát triển tại Việt Nam. Kinh doanh vận chuyển hàng hóa có cần các loại giấy tờ, thủ tục pháp lý nào? Hay giấy vận chuyển hàng hóa là gì? Vì sao lại cần phải có giấy vận tải thì mới được phép kinh doanh vận tải thì không phải ai cũng biết.

Đấy là những câu hỏi thường được mọi người quan tâm nhất. Để giải đắp những thắc mắc về giấy vận tải và hợp tác xã vận tải là gì thì bạn hãy cùng congtyvantai tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

 

Giấy vận chuyển hàng hóa là gì?

Giấy vận chuyển hàng hóa là văn bản thể hiện các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải có giấy vận tải và các giấy tờ liên quan đến lái xe, hàng hóa(Hóa đơn, giấy xuất kho,…) và phương tiện.

Giấy vận chuyển hàng hóa có chức năng như một công cụ kiểm soát trật tự hành chính của các cơ quan chức năng nhà nước trong ngành giao thông đường bộ.

Giấy vận chuyển hàng hóa còn cung cấp thông tin để cơ quan quản lý hành chính dựa vào khi tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được vận chuyển có đúng với quy định hay không.

Theo khoản 2, điều 52 của Thông tư 63/2014/TT_BGTVT có quy định như sau:

2. Giấy vận tải:

a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.

c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.

Và theo Điều 53 của Thông tư 63/2014/TT_BGTVT có quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm phổ biến cho lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định; vận chuyển hàng hóa quá khối lượng cho phép.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý xe ô tô vận tải hàng hóa:

a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.

c)Lập Hồ sơ Lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị (nếu có) để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

4. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải:

a) Có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này; mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

b) Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

c) Xây dựng và áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục 8b của Thông tư này.

d) Thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải và lái xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

đ) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

6. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

7. Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

8. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.

9. Lái xe có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.

10. Lái xe thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Nếu như khi vận chuyển hàng hóa mà lái xe không mang giấy vận tải thì lái xe có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP từ 800.000VNĐ – 1.000.000VNĐ.

Hợp tác xã vận tải là gì?

Hợp tác xã vận tải là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ kinh doanh vận tải có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn và lập ra theo quy định của pháp luật để cùng phát huy sức mạnh tập thể, cũng như nâng cao hiệu quả công việc.

Đối tượng thâm gia vào hợp tác xã vận tải là các cá nhân, hộ kinh doanh đơn lẻ. Khi tham gia vào hợp tác xã vận tải bạn sẽ có thể dễ dàng xin được Giấy vận chuyển hàng hóa hơn.

Thủ tục đưa xe vào hợp tác xã

Thủ tục đưa xe vào hợp tác xã vận tải cũng rất đơn giản. Congtyvantai sẽ giới thiệu cho bạn một số loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục đưa xe vào hợp tác xã như sau:

Đối với chủ xe

  • 02 bản sao công chứng cavet đứng tên cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp (Thời hạn trong vòng 6 tháng).
  • 02 bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh.
  • Con dấu của doanh nghiệp (nếu đứng tên công ty).
  • 02 bản sao công chứng đăng kiểm là đơn vị kinh doanh vận tải (Thời hạn trong vòng 6 tháng)
  • 01 bản photo bảo hiểm bắt buộc của đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Bộ hợp đồng bao gồm: Hợp đồng dịch vụ, nghiệm thu thiết bị và chứng nhận hợp lệ.

Đối với tài xế lái xe

  • Bản sao giấy CMND/Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (Có công chứng).
  • Bản sao giấy phép lái xe (Có công chứng).
  • Giấy khám sức khoẻ (Có dấu đỏ).

Ngoài ra, đối với hợp tác xã vận tải khác nhau sẽ có những yêu cầu về các loại giấy tờ khác nhau. Vì vậy, người muốn tham gia vào hợp tác xã vận tải cần tìm hiểu trước để chuẩn bị đúng và đủ những loại giấy tờ hợp tác xã yêu cầu để tránh mất thời gian và công sức.

Mẫu giấy vận chuyển hàng hóa

Congtyvantai.vn sẽ giới thiệu qua cho bạn biết về mẫu giấy vận tải như mẫu sau đây:

PHỤ LỤC 28
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

GIẤY VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: ……. Có giá trị đến……….

Biển kiểm soát xe:  ………………………………………………………………………………………..

1. Thông tin về đơn vị kinh doanh 2. Thông tin về người lái xe
Đơn vị vận tải: Họ tên lái xe:
Địa chỉ: Giấy phép lái xe số:
Số điện thoại liên hệ: Số điện thoại liên hệ:
3. Thông tin về người thuê vận tải(Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) 4. Thông tin về hợp đồng vận tải(Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải)
Tên người thuê vận chuyển: Số hợp đồng:
Địa chỉ: Ngày….tháng…..năm…..
5. Thông tin về chuyến đi 6. Thông tin về hàng hóa
Tuyến vận chuyển: Tên hàng hóa:
Điểm xếp hàng: Khối lượng hàng hóa:
Điểm giao hàng: Thông tin khác:
Thời gian vận chuyển dự kiến:
Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ)
Tổng số km dự kiến:
7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc
Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc
8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi
Thông tin về xếp hàng lên xe– Xếp lần 1: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:………….. thời gian:……

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

– Xếp lần 2: Địa điểm:………………………..

Khối lượng hàng:………….. thời gian:…….

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

Thông tin về dỡ hàng xuống xe– Dỡ lần 1: Địa điểm:………………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:…………

Xác nhận của người dỡ hàng: …………….

– Dỡ lần 2: Địa điểm:…………………………

Khối lượng hàng:……… thời gian:………..

Xác nhận của người dỡ hàng: …………….

.………, ngày….tháng…năm….
                      Đơn vị vận tải                         

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

Trên đây là những chia sẻ và giải đáp của Otovina.net về vấn đề giấy vận tải là gì và hợp tác xã vận tải là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc và hiểu thêm về giấy vận tải và các loại thủ tục để đưa xe vào hợp tác xã vận tải.

Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của CONGTYVANTAI.VN Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc gửi email cho chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất. Giấy vận chuyển hàng hóa.

Công ty vận tải Hoàng Tú An

Hotline: Mr.Dũng: 0989.619.558 – Mr Vân: 0919.450.200

Website: https://congtyvantai.vn

Email: congtyvantai.vn@gmail.com