LCL trong xuất nhập khẩu là gì? Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoákhi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Hàng LCL là gì?
“Hàng LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên tìm hiểu khái niệm một chút.
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.
Ví dụ về hàng LCL
Để làm rõ “hàng LCL là gì”, thử lấy một ví dụ trong thực tế. Công ty May 10 có nhu cầu vận chuyển 10 mét khối (Cubic meter – CBM) hàng may mặc từ Hải Phòng đi Canada. Lô hàng này không đủ để xếp đầy 1 container 20’ (thể tích trong trên 35 mét khối, nên cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng (shipper) khác để tối ưu chỗ và tiết kiệm chi phí.
Tất nhiên trừ khi May 10 sẵn sàng trả cước cho cả container 20’ chỉ để gửi 1/3 lượng hàng cho phép, chắc chắn họ sẽ chấp nhận ghép chung với những lô hàng khác để có giá cước hợp lý.
Và 10 khối hàng nêu trên được gọi là hàng lẻ, hay hàng LCL.
Người gom hàng lẻ (consolidator) trong xuất nhập khẩu
Công ty cung cấp dịch vụ như vừa nêu trên gọi là người gom hàng lẻ. Công việc của họ là tìm kiếm nhiều lô hàng trên tuyến dịch vụ mà mình đang cung cấp.
Sau khi gom đủ lượng hàng đóng ghép, người gom hàng lẻ tập kết hàng tại trạm đóng hàng lẻ, còn gọi là kho CFS (Container Freight Station), làm thủ tục đóng chung vào 1 container và thu xếp vận chuyển đến cảng đích. Tại cảng đến, đại diện của consolidator dỡ container, phân ra từng lô hàng và giao cho người nhận hàng tương ứng.
Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.
Việc reloading này thường tiến hành tại các cảng trung chuyển (transit port), chẳng hạn như Singapore, Hamburg, Busan… Tại các cảng này, hàng LCL từ nhiều nguồn tập kết về và đi nhiều nơi, nên được sắp xếp lại để tối ưu hoá trước khi hành trình tiếp tới đích.
Đi direct hay via trong xuất nhập khẩu
Khi giao dịch, khi nhân viên sales bên công ty giao nhận vận tải hay nhắc đến thuật ngữ “đi direct” (trực tiếp), chẳng hạn từ Hải Phòng đi Busan, nghĩa là hàng sẽ đi từ Hải Phòng đến Busan mà không phải chuyển sang container khác tại cảng trung gian.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Khi sales nói “đi via” (chuyển tiếp) qua một cảng nào đó, chẳng hạn Hongkong, điều này nghĩa là hàng của bạn sẽ được dỡ ra tại Hong Kong, sau đó đóng vào container khác trước khi đi tiếp đến Busan.
Hình thức đóng via thường xảy ra trong một số trường hợp:
- Người gom hàng thực tế không có toàn bộ dịch vụ tới cảng đích, mà chỉ tới một cảng chuyển tải (ví dụ Hồng Kông), sau đó sử dụng dịch vụ của một bên khác (coload-out) từ cảng chuyển tải tới cảng đích.
- Hàng chuyển từ container 20’ sang 40’ trước khi đi tuyến đường dài tới cảng đích. Mục đích là để tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn như công ty OOCL Logistics gom hàng LCL hàng tuần từ Hải Phòng đi Canada, với những tuần không đủ đóng container 40’ trực tiếp, hàng sẽ được đóng container 20’ đi Hong Kong. Tại cảng này, hàng sẽ được đóng chung vào container 40’ với những lô khác (từ những nơi khác) để đi tới các cảng đích như Vancouver, Montreal, Toronto…
Trong cả 2 trường hợp trên, người gửi hàng không phải làm thêm thủ tục gì, mà vẫn đảm bảo hàng được vận chuyến đến cảng đích. Chỉ có điều thời gian vận chuyển (transit time) sẽ kéo dài hơn do thủ tục sang container (rework) tại cảng chuyển tải. Ngoài ra, số lần đóng rút hàng ra vào container tăng lên ít nhiều cũng làm tăng rủi ro cho hàng trong quá trình tác nghiệp.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Vì vậy, một kinh nghiệm thường thấy khi làm việc với người gom hàng lẻ, chủ hàng nên tìm hiểu xem dịch vụ bên gom hàng đang cung cấp là đi thẳng (direct) hay đi via một hay nhiều cảng khác.
Công ty vận tải Hoàng Tú An chuyên gom hàng lẻ ở Việt Nam
Nếu bạn là chủ hàng LCL, chắc hẳn bạn muốn biết công ty nào gom hàng mạnh tuyến nào. Vì như vậy bạn sẽ vừa dễ có được giá cước hợp lý, thời gian vận chuyển ngắn (do đóng trực tiếp), vừa giảm bớt rủi ro về chứng từ khi ít các bên trung gian book hàng qua nhau (coloading).LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Nếu bạn là công ty giao nhận có dịch vụ gom hàng lẻ, bạn cũng cần thông tin về những bên đóng hàng lẻ. Thông tin như vậy giúp bạn biết ai đang là đối thủ cạnh tranh. Thứ hai để biết sẽ mua dịch vụ ở đâu (khi cần) với những tuyến công ty bạn không có, hoặc có nhưng không đủ hàng hoặc hết chỗ.
Vì vậy, công ty vận tải Hoàng Tú An là một trong những công ty vận tải đứng đầu trong dịch vụ vận chuyển và gom hàng lẻ nội địa tại Việt Nam. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay HOTLINE hoàn toàn miễn phí Mr.Dũng: 0989.619.558 – Mr Vân: 0919.450.200
Khác nhau giữa FCL và LCL vận chuyển hàng lẻ và full container
Hiện nay trên thị trường vận chuyển FCL (Full container load) khá phổ biến. Ngoài ra LCL (Less than container load) là một thị trường ngách đem khá nhiều lợi nhuận cho FWD và Consol. Trong bài viết này Ánh sẽ nói về FCL và LCL là gì và phân tích các nghiệp vụ làm những mặt hàng này cùng với kết hợp so sánh sự khác nhau của FCL và LCL.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
FCL là gì & LCL là gì
– FCL viết tắt của chữ của Full container load có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Các mặt hàng thường là đồng nhất ( giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.
– LCL – Less than container load là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gởi hàng có 1 kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container sẽ tiết kiệm nhất cho chủ hàng. Người kinh danh đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng được gọi là consolidator. Khác với FCL thì LCL phải có trách nhiệm đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng khỏi container.
Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL
Như đã định nghĩa ở trên, trong phần này mình sẽ phân tích trách nhiệm của người gởi hàng, người vận chuyển và người nhận hàng.
Trách nhiệm người gởi hàng FCL
– Ra cảng lấy container và vận chuyển về kho để đóng hàng, thường chủ hàng thuê các dịch vụ trucking.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
– Đóng hàng vào cont đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. Việc đóng contaier có thể tiến hàng ở kho hoặc tiến hành ở bãi (cảng)
– Tính toán hàng hóa cho phù hợp và đánh dấu ký hiệu để người mua dễ nhận biết loại hàng.
– Thanh toán hải quan và các thủ tục hải quan cần thiết khác.
– Niêm chì (seal) cho container
– Gởi chi tiết vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD
– Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí Dem/Det nếu có.
Trách nhiệm của người chở hàng FCL
– Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng. Trước khi gởi bill thì phải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo.
– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
Trách nhiệm của người nhận hàng FCL:
– Đam bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ. Và làm thủ tục hải quan để nhận lô hàng.
– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu.
– Hoàn tất các phú local charges, D/O, phí cược container.
Phân tích nghiệp vụ làm hàng lẻ LCL
LCL – là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ mà người đứng ra gom hàng là consolidator. Sau khi gom hàng thì consolidator sẽ đóng vào cùng 1 container chở đến kho CFS. Thường thì consolidator gom hàng chủ yếu qua các FWD.
Xem thêm:
- Dịch vụ vận tải trong logistics
- Dịch vụ gửi xe máy về Lagi
- Gửi hàng từ Bình Thuận đi Sài Gòn mùa dịch
- Đa đạng hóa dịch vụ vận tải Bắc-Trung-Nam
- Gửi hàng từ Bình Thuận đi Sài Gòn mùa dịch
Trách nhiệm của người gởi hàng LCL
– Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình được thông quan, ngoài ra cần chú ý các thủ tục khác như hun trùng, đánh dấu shipping mark.
– Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn.
– Xác nhận draft bill và nhận vân đơn.
Trách nhiệm của người vận chuyển hàng LCL
Trong vận chuyển hàng lẻ có điểm khác biệt là người chở hàng gồm có : Người chở hàng thực và người gom hàng (consolidator). Người chở hàng thực là các hãng tàu vì consolidator đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất consolidator không có tàu. Các bạn đọc tới đây mới thấy quyền hạn của hãng tàu là rất lớn, vào những năm 2000 thì gần như hãng tàu nắm thị trường, và khách hàng shipper phụ thuộc vào hãng tàu. Tuy nhiên hiện nay cạnh tranh thì hãng tàu không còn nhiều thế độc quyền như ngày xưa nữa.
Như vậy trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL.
Trách nhiệm của người gom hàng :
– Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở.
– Cấp house bill cho khách hàng
– Thông báo hàng đến và khai manifest.
Trách nhiệm của người nhận hàng
Tương tự như làm hàng FCL. Người nhận hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết để nhận hàng : bill, thông quan. Nhưng điểm khác biệt là người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cược container, vì bản chất người nhận hàng đâu có mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Các loại hình vận chuyển kết hợp FCL/LCL và LCL/FCL
Trong vận chuyển thì người ta còn kết hợp giữa gởi hàng container và hàng lẻ, có 2 loại hình chính là :
– FCL/LCL : gởi nguyên, giao lẻ.
– LCL/FCL : gởi lẻ, giao nguyên.
Trong qua trình làm kết hợp thì có sự thay đổi về trách nhiệm nhất định.
Ví dụ : FCL/LCL. Người gởi hàng và người chở hàng có trách nhiệm giống như gởi FCL. Tức là người gởi hàng phải gởi nguyên container, và người vận chuyển sẽ vận chuyển nguyên container. Tuy nhiên đến cảng đến thì người vận chuyển lại có trách nhiệm như trường hợp giao LCL và người nhận hàng cũng giống như trường hợp LCL. LCL trong xuất nhập khẩu là gì?
Kết luận:
Việc vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức phổ biến hiện nay. LCL được ra đời để nhằm tiết kiệm cho người gởi hàng vì thực tế rằng gởi bằng đường Air rất tốn kém, và gởi nguyên container là dư thừ không cần thiết. Theo mình mức tối ưu thì trên 10T hàng bạn nên gởi nguyển cont sẽ tiết kiệm hơn và an toàn hơn cho hàng hóa của bạn. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống !