Chỉ còn một tuần nữa đến thời điểm xử phạt xe kinh doanh lắp camera trên xe vận tải, nhiều doanh nghiệp đang vội vã lắp đặt thiết bị này.
Nghị định 10/2020 quy định xe kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera lưu trữ hình ảnh trong suốt hành trình trước ngày 1/7/2021. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép lùi thời hạn xử phạt hành vi không lắp thiết bị này đến hết ngày 31/12/2021.
Ông Trần Văn Minh, Giám đốc Công ty Minh Đức, cho hay doanh nghiệp có hơn 20 xe container phải lắp camera, hiện đã lắp được hơn 10 xe, số còn lại sẽ xong trong tuần này. Doanh nghiệp đã lựa chọn loại camera bốn mắt có thể giám sát toàn bộ phía trước và hai bên thân xe. Mỗi camera giá hơn 10 triệu đồng, cộng với chi phí đường truyền, doanh nghiệp phải chi gần 300 triệu đồng.
“Doanh nghiệp vận tải hàng hóa rất khó khăn vì dịch bệnh, nhiều tháng thu không đủ chi, song chúng tôi quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng, chấp hành quy định của Chính phủ”, ông Minh nói.
Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Sông Hồng có 100 xe hợp đồng, hiện lắp camera giám sát được 70 xe, số còn lại chưa hoạt động do ảnh hưởng dịch bệnh nên chưa lắp. Phó tổng giám đốc Lê Hoàng Tùng cho biết lắp thiết bị camera giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng có thể giám sát các hành vi của lái xe như nghe điện thoại, chở quá số người quy định, cư xử thiếu văn hóa với khách, làm việc quá thời gian quy định và mất an toàn giao thông, mất an ninh trên xe.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang phức tạp, ông Tùng đánh giá camera là giải pháp phòng chống dịch từ xa, nhắc nhở từ lái xe đến hành khách tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang.
Trái với nhiều doanh nghiệp đang khẩn trương lắp camera hợp chuẩn, vẫn có một số doanh nghiệp chưa thực hiện. Ông Đỗ Hữu Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, cho hay đơn vị có 100 xe khách chạy tuyến Lào Cai, Sa Pa, phần lớn đã được lắp camera cách đây một năm để phục vụ công tác kiểm soát của đơn vị. Tuy nhiên, các camera này không đạt tiêu chuẩn theo quy định mới để truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. lắp camera trên xe vận tải
“Phần lớn xe khách ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của Covid-19 nên chúng tôi không có nguồn thu, giờ lại thêm cả tỷ đồng lắp camera sẽ khiến doanh nghiệp thêm khó khăn”, ông Bằng nói và kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp sử dụng thiết bị camera công nghệ cũ, không phải đầu tư mới trong mấy năm tới.
Hiện trên thị trường camera giám sát hành trình có nhiều loại, giá từ 2 đến hơn 10 triệu đồng phụ thuộc vào số mắt thu. Theo ông Lê Đình Sơn, Giám đốc Công ty Toàn Cầu (đơn vị cung cấp thiết bị), các tháng trước thị trường camera vẫn trầm lắng vì doanh nghiệp chờ đợi khả năng gia hạn xử phạt. Đến tháng 12, nhiều khách hàng yêu cầu lắp đặt, thị trường bắt đầu nóng lên. Với khách hàng lớn, uy tín, đơn vị có chế độ trả chậm để hỗ trợ trong lúc khó khăn vì dịch bệnh.
- Cận cảnh những tuyến đường Hà Nội sắp tổ chức lại giao thông
- Những dự án giao thông trọng điểm hoàn thành trước Tết Nguyên đán
- Xem xét đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trước năm 2030
Camera giám sát theo quy định phải đạt tiêu chuẩn TCVN 13396, sử dụng công nghệ 4G trở lên, được gắn thêm mắt thu camera. “Trong số camera giám sát hợp chuẩn và không hợp chuẩn, đa số khách hàng chọn loại camera hợp chuẩn TCVN 13396, cho thấy họ nghiêm túc thực hiện quy định chứ không phải lắp đặt chống đối”, ông Phan Anh Tùng, Giám đốc Công ty Gis Việt, nhận xét. lắp camera trên xe vận tải
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, số xe đang hoạt động trong diện phải lắp camera tại 58 địa phương là hơn 79.700 (một số tỉnh, thành chưa thống kê). Số đã lắp thiết bị này là hơn 35.800, đạt gần 45%. Trong đó, nhiều tỉnh lắp đặt đạt tỷ lệ cao như Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang 100%; Nam Định, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Lai Châu trên 90%; Nghệ An, An Giang, Trà Vinh trên 80%; Cao Bằng, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Hưng Yên, Khánh Hòa trên 70%.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm Nghị định 10 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải. Nghị định 100/2019 và Nghị quyết 66 của Chính phủ nêu rõ từ ngày 1/1/2022, xe kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng đối với lái xe; 5-6 triệu đồng đối với cá nhân và 10-12 triệu đồng đối với tổ chức không lắp camera. Phương tiện bị thu hồi phù hiệu 1-3 tháng. lắp camera trên xe vận tải
Sau ngày 31/12/2021, xe kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát sẽ bị các đơn vị đăng kiểm từ chối tiếp nhận kiểm định.