Xe và hàng ùn tắc xe container ở cửa khẩu, chủ hàng, lái xe nóng ruột như lửa đốt…
Mỗi ngày có hàng trăm container hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ tại cửa khẩu TP Móng Cái (Quảng Ninh).
Bến bãi quá tải, hàng nông sản mỏi mòn đợi thông quan
Hiện nay, tình trạng xe container chở nông sản, hàng đông lạnh đang ùn ứ ở khu vực cửa khẩu khiến cho bến, bãi quá tải đang trở thành vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, Thiếu tá Ngô Quang Đại, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Bắc Luân II thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết.
Một tài xế container chở thanh long từ khu vực phía Nam đang chờ làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho PV Báo Giao thông biết: “Chúng tôi phải đợi làm thủ tục ở đây cả tuần, mọi chi phí đội lên, tài xế báo về cho chủ hàng nhưng không có cách gì tháo gỡ, nhiều hàng hoa quả thối hỏng đã phải đổ đi. Chúng tôi mong cơ quan chức năng hai nước sớm có biện pháp để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho doanh nghiệp…”. ùn tắc xe container ở cửa khẩu
Đây là thời điểm nông sản của Việt Nam thu hoạch chính vụ, lượng xe container xuất khẩu hàng sang Trung Quốc qua cửa khẩu TP Móng Cái tăng đột biến. Trong khi đó, cơ quan chức năng Trung Quốc lại đang biện pháp thắt chặt kiểm dịch dẫn đến mọi thủ tục đều rất lâu.
Điển hình, tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II, theo thông báo từ cơ quan chức năng Trung Quốc, bình quân mỗi ngày cho phép phía Việt Nam xuất sang 50 xe, nhưng thực tế có ngày chỉ xuất được 15 xe.
Trong khi đó, lượng xe hàng của Trung Quốc lưu kho tại các bến trên địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh) cũng khoảng 300 xe/ngày.
Thực trạng này khiến cho lượng xe container tồn ở các bến, bãi lưu hàng quanh cửa khẩu Bắc Luân II quá tải. ùn tắc xe container ở cửa khẩu
Riêng tại cửa khẩu này hiện có hàng trăm xe container đang chờ làm thủ tục, còn cảng cạn Thành Đạt thì hiện có tới trên 1.000 xe chở hàng đông lạnh bị ùn ứ.
Vừa lo điểm tập kết và lo phòng dịch
Hiện UBND TP Móng Cái đã chỉ đạo bố trí các bãi tập kết, bảo quản hàng hóa cho xe đang ùn ùn đổ về thành phố. Mọi việc khó khăn hơn nhiều khi vừa tổ chức tập kết hàng vừa đảm bảo phòng dịch.
Nhiều lái xe cho biết, phía Việt Nam tiến hành cho thông quan mỗi xe chỉ mất từ 3 đến 5 phút. Tuy nhiên, thủ tục ở phía Trung Quốc lại rất lâu với mức bình quân trên 30 – 60 phút/chuyến.
Trong khi đó, xe hàng của Việt Nam vào Trung Quốc giao hàng cũng mất ít nhất 7 ngày mới được quay về, có xe phải mất gần tháng do yêu cầu kiểm soát dịch.
Trao đổi với phóng viên, đại diện nhiều đơn vị liên quan cho rằng cần có sự hỗ trợ trong chính sách ngoại giao ở cấp cao hơn giữa hai nước để tạo điều kiện thông thương hàng hóa qua cửa khẩu. Hiện tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với Cục Thương vụ Quảng Tây Trung Quốc nhưng tiến độ thông quan vẫn rất chậm.
Về phía Việt Nam, cần chủ động kho bãi tập kết tại cửa khẩu, điều tiết hàng lên cửa khẩu, khi có diễn biến bất lợi phải điều phối hàng tiêu thụ trong nước tránh tình trạng buộc phải đổ bỏ như thời gian qua. ùn tắc xe container ở cửa khẩu
Xử lý ùn tắc cửa khẩu bằng giải pháp căn cơ
Trả lời báo chí, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết Bộ này đã chủ động báo cáo, kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tiếp tục mở lại hoạt động các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung nhằm tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi cho thương mại song phương; chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu.
Bộ Công Thương đã phổ biến thông tin, quy định mới của thị trường Trung Quốc cho các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thúc đẩy đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các quy định có hiệu lực sau ngày 1/1/2022…
Đặc biệt, Bộ đã trao đổi với đối tác phía Trung Quốc để chuyển sang đi qua các khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai để giảm ùn ứ tại Lạng Sơn, Móng Cái, một số mặt hàng thủy sản chuyển phương thức vận tải từ đường bộ sang đường biển.
Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tìm đối tác mới, xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu sang các thị trường khác.